Sòng bạc trực tuyến - VN86 Casino

Giới thiệu khoa kế toán

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà trường, cùng bề dày lịch sử hơn 40 năm giảng dạy (thành lập từ năm 1976), Khoa Kế toán đã không ngừng lớn mạnh, đào tạo được nhiều thế hệ sinh viên có chất lượng và hầu hết các em đều làm đúng chuyên ngành sau khi ra trường.

Trong công tác giảng dạy, Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giảng viên học tập nâng cao trình độ, đến nay 100% giảng viên khoa Kế toán đều đạt trình độ Thạc sỹ trở lên; có khả năng nghiên cứu chuyên sâu, kết hợp giảng dạy kiến thức hàn lâm với thực tiễn tại các doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức các hoạt động học thuật với sự hỗ trợ của các chuyên gia, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận sớm với kiến thức thực tế, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, tổ chức hàng năm cuộc thi tìm hiểu về nghề Kế toán,...

2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Khoa Kế toán là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, định hướng phát triển chuyên ngành Kế toán, Tài chính - Ngân hàng. Quản lý các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, nhân sự của Khoa.

Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo, triển khai và quản lý quá trình đào tạo chuyên ngành Kế toán và Tài chính - Ngân hàng trình độ Đại học.

Quản lý các phong trào, học tập và nghiên cứu của sinh viên thuộc Khoa.

Thực hiện mối quan hệ hợp tác trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn và công tác quản lý giữa các đơn vị quản lý trong và ngoài Trường nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học do Nhà trường đề ra và theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.1. BAN CHỦ NHIỆM KHOA

Phó trưởng Khoa kiêm Phụ trách Khoa: TS Lê Quốc Diễm

3.2. CÁC BỘ MÔN

Hiện khoa Kế toán được giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, được cơ cấu thành 04 Bộ môn:

1. Bộ môn Kế toán Doanh nghiệp

            - Số lượng giảng viên: 01 Tiến sĩ và 06 Thạc sĩ.

2. Bộ môn Kế toán Hành chính sự nghiệp

            - Số lượng giảng viên: 03 Thạc sĩ

3. Bộ môn Kiểm toán

            - Số lượng giảng viên: 04 Thạc sĩ trong đó có 02 NCS

4. Bộ môn Tài chính

- Số lượng giảng viên: 06 Thạc sĩ trong đó có 02 NCS

Mỗi Bộ môn quản lý về mặt chuyên môn và nghiên cứu khoa học thuộc Bộ môn đó, cập nhật và thay đổi nội dung bài giảng theo đúng quy định, pháp luật hiện hành, các môn thi đều có Ngân hàng Câu hỏi thi, tài liệu tham khảo được cập nhật thường xuyên hàng năm và được lưu giữ tại thư viện nhà trường.

Tư vấn và đào tạo các lớp nghiệp vụ thuộc Trung Tâm Đào tạo bồi dưỡng và dịch vụ.

3.3. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KHOA

Hội đồng khoa học Khoa được thành lập để tư vấn cho Trưởng khoa về các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của khoa như: xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn đề cương, giáo trình, bài giảng; Hội thảo khoa học chuyên môn; thực hiện các đề đài khoa học ứng dụng; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học…. Hội đồng khoa học Khoa gồm 07 thành viên:

1. TS. Lê Quốc Diễm                                                  Chủ tịch Hội đồng Khoa học Khoa

2. ThS. Huỳnh Thị Thúy Phượng                               Thư ký Hội đồng Khoa học Khoa

3. TS. Đoàn Văn Đính                                                Thành viên

4. TS. Bùi Thị Trúc Quy                                             Thành viên

5. ThS (NCS). Nguyễn Văn Đán                                Thành viên

6. ThS (NCS). Hoàng Thị Hạnh                                 Thành viên

7. ThS (NCS). Bùi Đỗ Phúc Quyên                            Thành viên

4. MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Hiện nay Khoa Kế toán đào tạo 02 chuyên ngành là Kế toán và Tài chính - Ngân hàng.

CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân đại học chuyên ngành Kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán; có khả năng, thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị (doanh nghiệp, đơn vị dự toán, tổ chức tài chính trung gian); có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị doanh nghiệp, có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc.

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có đầy đủ khả năng làm công việc kế toán, nghiệp vụ tại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống cơ quan Bảo hiểm, cơ quan Thuế, Kiểm toán.

  • Các chuyên viên kế toán tại các cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước;
  • Các chuyên viên kế toán, phân tích kinh tế tại tất cả các loại hình doanh nghiệp, ngân hàng;
  • Các kiểm toán viên độc lập tại các công ty kiểm toán Việt Nam và quốc tế;
  • Các chuyên viên tư vấn và dịch vụ kế toán, thuế tại các công ty dịch vụ kế toán và tư vấn, các công ty kiểm toán.
  • Các chuyên gia kiểm toán nội bộ trong việc tổ chức và thực hiện công tác kiểm toán hoạt động, tuân thủ và thông tin tài chính  tại các tổng công ty, công ty cổ phần, ngân hàng, các thể chế tín dụng khác,….

CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân đại học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực quản trị tài chính và nghiệp vụ ngân hàng; kỹ năng sử dụng công cụ quản lý trong tổ chức; khả năng xác định, giải quyết vấn đề quản trị lĩnh vực tài chính trong tổ chức; có khả năng thực hiện các nghiệp vụ trong ngân hàng, quản trị tài chính trong tổ chức; khả năng quản lý danh mục đầu tư trên thị trường tài chính; có tư duy độc lập; có năng lực tự học tập bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu của công việc.

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có nhiều cơ hội nghề nghiệp tại các tổ chức với môi trường làm việc năng động, quốc tế hóa, gồm:

(i) Các chuyên viên tài chính, cán bộ tín dụng, cán bộ phân tích tài chính làm việc tại các ngân hàng, các doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư, các định chế tài chính khác ở trong và ngoài nước; có định hướng phát triển thành cán bộ quản lý trong tương lai;

(ii) Cán bộ, chuyên viên tài chính ngân hàng tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban giám sát Tài chính, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Vụ chính sách tiền tệ trực thuộc các Bộ, và các cơ quan trực thuộc Chính phủ và các Ban ngành khác; có định hướng phát triển thành cán bộ quản lý trong tương lai.

(iii) Các chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về tài chính ngân hàng làm việc tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức khác; có định hướng phát triển thành cán bộ quản lý trong tương lai.

5. THÔNG TIN LIÊN LẠC

Khoa Kế toán - Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ sở 2)

Điện thoại: (028) 3883 7218

Email: [email protected]

Khoa Kế toán