Sòng bạc trực tuyến - VN86 Casino

HỘI THẢO KHOA HỌC CHỦ ĐỀ "THAM VẤN TÂM LÝ VỚI VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN"

13:21, 22/12/2023
157
0

Nhằm mục đích tạo diễn đàn trao đổi học thuật cho các giảng viên, các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực tham vấn tâm lý, chăm sóc sức khoẻ thâm thần, ngày 19 tháng 12 năm 2023, được sự cho phép của Ban giám đốc Nhà trường, Khoa Công tác xã hội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tham vấn tâm lý với vấn đề sức khoẻ tâm thần”. Mục đích của Hội thảo là tạo ra diễn đàn để các nhà nghiên cứu, giảng viên, các nhà thực hành trao đổi và bàn luận để có thêm nhiều góc nhìn về tham vấn tâm lý với vấn đề sức khoẻ tâm thần. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác tham vấn tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

7

Giảng viên Khoa Công tác xã hội chụp ảnh với các nhà khoa học và khách mời

Ban Tổ chức Hội thảo đã vinh dự được đón tiếp Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo các đơn vị phòng ban, tập thể giảng viên Khoa Công tác xã hội và các tham dự viên là Quý Thầy/Cô giảng viên, nhà nghiên cứu khoa học và các em sinh viên.  

8
TS. Nguyễn Minh Tuấn trình bày đề dẫn khai mạc Hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa CTXH nhấn mạnh thực trạng sức khỏe tâm thần đang trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn gây ra những hậu quả xã hội và kinh tế nặng nề. Tham vấn tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và cải thiện sức khỏe tâm thần. Tham vấn tâm lý không chỉ là quá trình lắng nghe và hiểu biết sâu sắc về tình trạng tâm lý của người khác, mà còn là hành trình chung trong việc tìm kiếm giải pháp và chiến lược tối ưu để đối mặt với thách thức tâm thần. Trong hội thảo này, chúng ta sẽ trao đổi về các phương pháp tham vấn tâm lý hiện đại, đặc biệt là tập trung vào ứng dụng của chúng trong việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Các diễn giả chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những nghiên cứu mới nhất về tình hình tâm thần hiện nay. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách tham vấn có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường khả năng chấp nhận và đối mặt, cũng như xây dựng sức mạnh tinh thần. Trong không khí trao đổi và học hỏi tích cực, chúng ta sẽ cùng nhau đắm mình trong thế giới của tham vấn tâm lý và tìm hiểu cách nó đóng góp vào việc hỗ trợ và cải thiện sức khỏe tâm thần của chúng ta. Hãy cùng nhau trải nghiệm một khoảng thời gian tràn đầy thông tin, ý thức và ý nghĩa, nhằm khuyến khích sự thấu hiểu và hỗ trợ chung trong hành trình chăm sóc sức khỏe tâm thần.

9

TS. Phạm Ngọc Thành – Phó Hiệu trưởng, Giám đốc CSII ĐH Lao động – Xã hội phát biểu

Tại buổi Hội thảo Thầy TS. Phạm Ngọc Thành – Phó Hiệu trưởng, Giám đốc CSII ĐH Lao động – Xã hội đã khẳng định sức khỏe tinh thần là khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân con người theo hướng tích cực, lạc quan. Chỉ khi tinh thần đủ mạnh mẽ thì mới có thể dễ dàng vượt qua những thách thức của cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều khó khăn, chúng ta phải chịu áp lực không chỉ từ công việc, gia đình mà còn ở cuộc sống hàng ngày. Như vậy sức khoẻ tinh thần của chúng ta đã và đang có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Để có được một sức khỏe tinh thần tốt thì con người cần có phương pháp chăm sóc, trị liệu thích hợp. Công tác tham vấn tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề tâm lý đang gặp phải. Thầy mong rằng thông qua Hội thảo này có thể lý giải được sức khỏe tinh thần là gì và công tác tham vấn có tầm quan trọng như thế nào trong việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần. Cùng với nhau, chúng ta sẽ lan toả năng lượng tích cực, hỗ trợ con người xây dựng một tường thành tinh thần mạnh mẽ để đủ sức chống chọi với bất cứ biến cố nào.

 1011

CN. Hồ Hà Uyên trình bày tham luận

Mở đầu Hội thảo, CN. Hồ Hà Uyên, Đại học Sư phạm TP.HCM, đã trình bày tham luận “Tham vấn tâm lý cho trẻ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả chia sẻ đại dịch Covid-19 đã để lại một tác động mạnh mẽ đối với trẻ em. Nhiều chính sách và biện pháp được đưa ra nhằm giảm thiểu hậu quả tiêu cực đối với trẻ, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương. Trong bối cảnh đó, tham vấn tâm lí cho trẻ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm một vai trò quan trọng. Nghiên cứu của nhóm tác giả trình bày kết quả về mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh; các cách ứng phó của trẻ trước đại dịch Covid-19; cung cấp những đánh giá của 60 nhân viên công tác xã hội về tính khả thi của các biện pháp can thiệp tâm lí đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.

1213

ThS. Nguyễn Dục Anh trình bày tham luận

Bài tham luận thứ hai được trình bày của ThS. Nguyễn Dục Anh, Giảng viên Khoa Công tác xã hội, CSII ĐH Lao động Xã hội đã trình bày tham luận “Hành động chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên Sòng bạc trực tuyến - Xã hội (Cơ sở 2)”. Thầy đã điều tra thực trạng về hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên Sòng bạc trực tuyến - Xã hội (Cơ sở 2). Kết quả nghiên cứu cho thấy: đa số sinh viên trả lời được đúng khái niệm và có nhận thức đúng đắn về vai trò tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh. Bên cạnh đó những biểu hiện về SKTT như: stress, lo âu, trầm cảm chiếm tỉ lệ khá cao. Khi có những vấn đề triệu chứng về sức khỏe tinh thần phải sinh viên thường hành động đối phó ứng phó ở mức trung bình điều này dẫn đến vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên không được giải quyết một cách triệt để. Dựa trên kết quả thực trạng, Thầy đã đề xuất một số biện pháp nhằm hướng đến việc nâng cao hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên.

1415

ThS. Lê Thị Thuỳ Linh trình bày tham luận

Tham luận thứ ba được Ban tổ chức lựa chọn để trình bày trong hội thảo là nghiên cứu của tác giả ThS. Lê Thị Thuỳ Linh, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam với chủ đề “Kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng chánh niệm (Mindfulness) trong tham vấn học đường và ứng dụng tại Việt Nam”. Tác giả Thuỳ Linh cho rằng vận dụng chánh niệm trong tham vấn tâm lý là một việc làm cần thiết khi con người ngày càng có nhiều vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Chánh niệm là hình thức thực hành việc chú tâm vào hiện tại mà không phán xét. Nghiên cứuu này là kết quả của việc nghiên cứu tài liệu về chánh niệm của một số nước trên thế giới về vấn đề ứng dụng chánh niệm trong tham vấn học đường. Qua đó, tác giả đề xuất việc ứng dụng phương pháp này trong công tác tham vấn trường học tại Việt Nam.

1617

ThS. Nguyễn Hải Chiều trình bày tham luận

ThS. Nguyễn Hải Chiều, Phòng CTXH Bệnh viện Bạch Mai, đã trình bày tham luận cuối của buổi Hội thảo với chủ đề “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của người bệnh tại khoa phẫu thuật tiêu hoá - gan mật tuỵ Bệnh viện Bạch Mai”. Nghiên cứu đề cập đến thực trạng sức khỏe tâm thần, cụ thể là stress, trầm cảm, lo âu của người bệnh tại khoa phẫu thuật tiêu hoá - gan mật tuỵ Bệnh viện Bạch Mai và phân tích các yếu tố liên quan. Từ đó đưa ra các khuyến nghị cho hoạt động hỗ trợ sức khỏe tâm thần người bệnh tại Bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là điều tra bằng bảng hỏi trên 40 người bệnh. Thang đo DASS-42 được áp dụng trong nghiên cứu này.
Sau khi lắng nghe phần trình bày của các tác giả, các hội thảo viên đã tiến hành thảo luận, trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến các vấn đề đặt ra xung quanh các tham luận được trình bày. 

18192021

Đại biểu chia sẻ tại Hội thảo

Ban tổ chức Hội thảo trân trọng cảm ơn đến Ban Giám đốc CSII Sòng bạc trực tuyến – Xã hội đã quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện thuận lợi cho Khoa Công tác xã hội tổ chức Hội thảo này. Đồng thời, Ban tổ chức cũng trân trọng cảm ơn các tác giả đã quan tâm gửi bài viết, tham dự và chia sẻ ý kiến. Những ý kiến trong Hội thảo đã làm rõ vấn đề tham vấn tâm lý trong chăm sóc sức khoẻ tinh thần. Thành công của Hội thảo này có ý nghĩa rất lớn đối với công tác đào tạo tại khoa Công tác xã hội, CSII Sòng bạc trực tuyến – Xã hội.

Người viết : ThS. Nguyễn Thị Hoài Anh – Giảng viên K.CTXH
Thống kê truy cập
  • Đang trực tuyến
    :  
  • Hôm nay
    :  
  • Hôm qua
    :  
  • Lượt truy cập
    :